LỜI GIỚI THIỆU
Đức Chúa Trời bày tỏ chính mình Ngài như thế nào? Đức Chúa Trời bày tỏ chính mình Ngài giống như con người chúng ta. Đức Chúa Trời của Thánh Kinh bày tỏ chính mình Ngài qua lời nói và việc làm. Chúng ta có những ký thuật về những gì Đức Chúa Trời đã nói và làm trong lời của Ngài. Qua công trình sáng tạo và qua lương tâm Đức Chúa Trời bày tỏ quyền năng vĩ đại và quyền tối thượng của Ngài. Qua giao ước và điều răn Ngài bày tỏ tình yêu tận hiến và những điều kiện cần thiết để đạt đến sự công chính của Ngài. Ngài cũng bày tỏ lòng nhân từ trong sự cứu rỗi của Ngài. Chúng ta sẽ thấy rằng Tân Ước tập trung vào con Ngài là Chúa Cứu Thế Jêsus.
Chúng ta hãy xem Kinh Thánh.
DÀN Ý BÀI HỌC
- BẢN CHẤT CỦA KINH THÁNH
Kinh Thánh là quyển sách độc nhất vô nhị đến từ Đức Chúa Trời
Thần tính : Đây là Lời của Đức Chúa Trời (IITi 2Tm 3:16a).
Nhân tính : Đây chính là Lời Đức Chúa Trời được phán qua môi miệng của những con người đã sống trong lịch sử nhân loại (IIPhi 2Pr 1:20-21). Vì thế Kinh Thánh vừa có thần tính và nhân tính giống như Chúa Jêsus khi còn trên đất, Ngài có cả hai điều là thần tánh và nhân tánh. Bởi vì Ngài là Lời Sự Sống. - MỤC ĐÍCH CỦA KINH THÁNH :
Tại sao Kinh Thánh được viết ra?
A. Để chúng ta hiểu được sự cứu rỗi nhờ đức tin trong Đấng Christ (IITi 2Tm 3:14-15).
Ở đây Phao-lô nói Ti-mô-thê biết Kinh Thánh nào?
Kinh thánh Cựu Ước.
Nếu Cựu Ước có thể giúp con người hiểu được sự cứu rỗi, thì Tân Ước ghi chép về cuộc đời Chúa Jêsus làm trọng tâm, nên dễ dàng cho con người hiểu biết nhiều hơn về sự cứu rỗi.
B. Trang bị để làm mọi việc lành (IITi 2Tm 3:16-17).
Điều này xảy ra như thế nào?
Qua việc dạy dỗ cho chúng ta biết điều nào là đúng.
Qua việc quở trách chúng ta khi làm điều sai.
Bằng cách sửa dạy và chỉ cho chúng ta như thế nào là đúng.
Bằng cách huấn luyện chúng ta trong mối quan hệ đúng đắn.
III. NỀN TẢNG CỦA TÂN ƯỚC.
Từ “Testament” có nghĩa là giao ước, hoặc lập ước giữa Đức Chúa Trời và con người. Có giao ước cũ và giao ước mới. Giao ước mới dựa trên giao ước cũ.
A. Giao ước đời đời của Đức Chúa Trời .
Đức Chúa Trời phán hứa 3 điều:
Ta sẽ là Đức Chúa Trời, là Đấng dẫn dắt ngươi (SaSt 17:7; 26:24, 28:13, 14).
Các ngươi là dân ta, mối quan hệ mật thiết với Đức Chúa Trời (Dan Ds 29:12, 13).
Ta sẽ ở cùng ngươi, mối thông công với Đức Chúa Trời (XuXh 29:45-46).
B. Sự bội nghịch của con người .
Giao ước bị vi phạm (DaDn 9:4-6).
Một giao ước mới đã được biết trước (Gie Gr 31:31-32).
- BỐI CẢNH CỦA GIAO ƯỚC MỚI.
A. Liên hệ giữa Tân ước và Cựu Ước .
1. Đức Chúa Trời không phán với dân Ngài (AmAm 8:11-12).
Có một cơn đói kém được nói tiên tri trong thời gian 400 năm.
2. Đức Chúa Trời không giải cứu dân Ngài (OsHs 3:4, 5).
B. Đấng Mê-si-a của Đức Chúa Trời sinh ra “Khi kỳ hẹn đã được trọn ” (GaGl 4:4).
1. Về mặt tôn giáo: Sự chuẩn bị trong thế giới của người Do Thái.
Bởi chủ nghĩa luật pháp và sự thờ phượng trong đền thờ.
2. Về mặt văn hóa: Trong thế giới Hy-lạp.
Một ngôn ngữ.
3. Về mặt chính trị.
Hòa bình trên thế giới.
Giao thông thuận lợi.
Tôn giáo của người Do Thái được hợp pháp hóa. - CÁC SÁCH CỦA TÂN ƯỚC.
A. Các sách lịch sử : Bốn sách Phúc âm và sách Công vụ (bắt đầu giao ước mới).
B. Các sách giảng dạy : 21 thơ tín (minh họa giao ước mới).
C. Sách Tiên tri : Khải-huyền (hoàn thành giao ước mới).
Đây chỉ là khởi đầu, là sự chuẩn bị cho những gì theo ý định đời đời mà Đức Chúa Trời dành cho chúng ta. Khi biết rõ về Ngài là Đức Chúa Trời của chúng ta.
Chúng ta sẽ là dân sự của Ngài trong sự trọn vẹn. Chúng ta không những sống với Ngài mà còn nhìn thấy Ngài mặt đối mặt.
THẢO LUẬN NHÓM.
Đọc IIPhi 2Pr 1:20, 21 và thảo luận tiến trình mà của lời Đức Chúa Trời đã nói qua môi miệng của con người.
Thảo luận những cách khác nhau về lời Đức Chúa Trời trang bị cho chúng ta để làm mọi việc lành (IITi 2Tm 3:16-17).
Thảo luận sự chuẩn bị đã xảy ra giữa Cựu Ước và Tân Ước và những gì Đức Chúa Trời đã thực hiện được qua điều nầy.
TỰ NGHIÊN CỨU
Đọc IITi 2Tm 3:14-17 và trình bày mục đích của Kinh Thánh bằng ngôn từ của bạn.
Ba lời hứa trong giao ước đời đời của Đức Chúa Trời là gì?
Liệt kê các loại sách trong Tân Ước.