LỜI GIỚI THIỆU
Khi PHÚC ÂM được loan truyền khắp đế quốc La Mã vào một phần ba cuối thế kỷ thứ nhất, Hội Thánh ngày càng phải đối đầu với hai thách thức lớn. Sau khi thành Giê-ru-sa-lem bị thất thủ và đền thờ bị người La Mã phá hủy vào năm 70 SC, sự ngược đãi tôn giáo giảm dần nhưng ngược đãi chính trị gia tăng. Hơn nữa, với cái chết của các Sứ đồ và với sự dấy lên thế hệ thứ hai của người tin Chúa, vấn đề giảng dạy sai lạc cũng gia tăng. Điều nầy đi ngược lại với nền tảng của những thư tín trong Tân Ước đã viết ra và còn lưu giữ. Bởi vì vị trí của người tín hữu không phải luôn luôn là rõ ràng, nên những thư tín nầy được nhận biết bởi tác giả của chúng thay vì bởi người nhận thư. Vì thế, bảy thư tín của Gia-cơ, I & II Phi-e-rơ; I, II & III Giăng và Giu-đe được biết là những thư tín bởi vì được gởi chung cho các Cơ Đốc Nhân. Trong trường hợp của thơ Hê-bơ-rơ, vì việc xác minh xem ai là tác giả của nó không được rõ ràng, nên sách nầy không được xếp vào danh sách thư tín của Phao-lô cũng như thư tín tổng quát. Chúng ta cùng bắt đầu với thơ tín khá độc đáo nầy.
DÀN Ý BÀI HỌC
- HÊ-BƠ-RƠ: ĐẤNG CHRIST LÀ CON ĐƯỜNG TỐT NHẤT
Các tín hữu người Do Thái đang đối diện với sự bắt bớ ngày càng gia tăng, có thể là từ những người Do Thái vô tín. Vì thế, họ bị cám dỗ bỏ đức tin nơi Đấng Mê-si-a và trở lại niềm tin Cựu Ước. Thơ nầy là “Lời cổ vũ” hãy kiên trì bởi vì trong Đấng Christ sự đầy trọn của sự khải thị và sự cứu chuộc được tiên báo trong Cựu Ước đã đến (HeDt 1:1-3).
A. Chúa Cứu Thế Jêsus hơn bất cứ vị tiên tri hoặc thầy tế lễ nào trong Cựu Ước vì Ngài là sự thay mặt đích thực của Đức Chúa Trời và trả giá đủ cho mọi tội lỗi (HeDt 3:1).
B. Hãy nhìn xem và tin cậy trọn vẹn nơi Ngài. Ngài vừa là tác giả vừa là người hoàn thành đức tin của chúng ta. Niềm tin của bạn nơi Ngài sẽ được tưởng thưởng xứng đáng (HeDt 12:1-3; 13:7, 8). - GIA-CƠ: CÔNG VIỆC CỦA ĐỨC TIN .
Gia-cơ là anh em của Chúa Jêsus, ông đã không tin Ngài cho đến khi thấy Ngài sống lại từ kẻ chết. Sau nầy Gia-cơ trở thành nhà lãnh đạo hàng đầu trong Hội Thánh Giê-ru-sa-lem. Ông viết thư nầy cho các tín hữu Giu-đa bị tan lạc giữa các dân tộc khuyên giục họ bày tỏ đức tin bằng cách giúp cho người nghèo túng và giữ lấy mình cho khỏi sự ô uế của thế gian. Xem Gia Gc 1:27.
Hãy thực hành lời Chúa, đừng tưởng chỉ nghe là đủ (Gia Gc 1:22, 23).
Chứng minh chân giá trị của đức tin của bạn bằng các việc lành (Gia Gc 2:14-17).
III. IPHI-E-RƠ: CHỊU KHỔ VÌ LÀM ĐIỀU ĐÚNG, KHÔNG PHẢI VÌ LÀM SAI .
Chẳng bao lâu sau lễ Ngũ Tuần sứ đồ Phi-e-rơ học biết rằng chịu khổ là một phần trong việc trở nên môn đồ thật của Chúa Jêsus. Bấy giờ, không phải chỉ có những người Do Thái vô tín ngược đãi các tín hữu, mà chính quyền La Mã cũng bắt đầu làm giống như thế. Vì môn đồ của Chúa Cứu Thế Jêsus tin Ngài là Chúa, chớ không tin vào hoàng đế, nên lòng trung thành của họ đối với chính quyền La Mã bị nghi ngờ và mạng sống họ bị đe dọa.
Bạn được chọn để công bố sự ngợi khen và Đấng đã giải cứu bạn (IPhi 1Pr 2:9).
Giống như Cứu Chúa, chịu khổ vì làm đúng, không phải làm sai, và tin cậy Đức Chúa Trời là thành tín vì Ngài ở với con Ngài, là Cứu Chúa và Chúa của bạn (IPhi 1Pr 4:15-19).
- II PHI-E-RƠ: LỚN LÊN TRONG ÂN ĐIỂN VÀ BẠN SẼ KHÔNG SA NGÃ .
Sứ đồ Phi-e-rơ cảnh cáo về các giáo sư giả hầu đến, họ sẽ bí mật mở đầu cho các tà giáo gây tác hại lớn, thậm chí phủ nhận quyền tối cao của Chúa là Đấng cứu họ. Họ sẽ sống cuộc đời tội lỗi, chế nhạo và đặt vấn đề rằng Chúa sẽ chẳng bao giờ trở lại đâu.
A. Nếu bạn thêm cho đức tin mình sự nhơn đức và những phẩm tính khác của những người dự phần vào bản tính của Đức Chúa Trời, bạn sẽ chẳng bao giờ sa ngã bởi những sai lầm của các thầy dạy luật (IIPhi 2Pr 1:8-11; 3:17, 18).
B. Chúa trì hoãn sự trở lại vì ân điển Ngài. Ngài không muốn cho một người nào chết mất song muốn cho mọi người đều ăn năn (IIPhi 2Pr 3:9). - IGIĂNG: BỞI ĐIỀU NẦY ANH EM BIẾT MÌNH CÓ SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI.
Trong ba thư của sứ đồ Giăng viết để chống lại những kẻ cố gắng giải thích lại PHÚC ÂM theo cung cách của triết lý Hy Lạp làm xói mòn lẽ thật của PHÚC ÂM. Vì thế, ông chỉ ra sự sai lầm của những người công bố rằng Chúa Jêsus đã không đến trong xác thịt và xác minh những cách thử nghiệm mà qua đó một tín đồ thật có thể biết họ có sự sống đời đời (IGi1Ga 5:12).
Nầy tại sao chúng ta biết mình đã biết Ngài, ấy là tại chúng ta giữ các điều răn của Ngài (IGi1Ga 2:3).
Chúng ta biết rằng mình đã vượt khỏi sự chết qua sự sống, vì chúng ta yêu anh em mình (IGi1Ga 3:14).
Bởi điều nầy hãy nhận biết Thánh Linh của Đức Chúa Trời: Phàm thần nào xưng Đức Chúa Jêsus Christ lấy xác thịt mà ra đời, thần đó là bởi Đức Chúa Trời (IGi1Ga 4:2). - II VÀ III GIĂNG: CHỈ BÀY TỎ LÒNG HIẾU KHÁCH ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI GIẢNG DẠY LẼ THẬT
Bởi vì con số những kẻ lừa dối chuyên giảng dạy giáo lý sai trật ngày càng tăng, do đó cách đối phó với những giáo sư lưu động phải dựa trên những gì mà họ giảng dạy về Chúa Jêsus.
A. Đừng bày tỏ lòng hiếu khách đối với những kẻ lừa gạt là những người có linh của Antichrist và phủ nhận Chúa Cứu Thế Jêsus đã đến trong xác thịt (IIGi 2Ga 1:7-11).
B. Hãy bày tỏ lòng hiếu khách đối với những người làm việc vì lẽ thật và đi ra vì danh Chúa Jêsus (IIIGi 3Ga 1:5-8).
VII. GIU-ĐE: CHIẾN ĐẤU CHO ĐỨC TIN
Giu-đe là em của Gia-cơ, dự định viết về sự cứu rỗi mà mọi tín hữu đang hưởng. Nhưng sự xâm nhập một cách bí mật của các giáo sư giả vào trong Hội thánh giờ đây đòi hỏi ông viết về sự chiến đấu cho đức tin đã truyền cho các thánh đồ một lần đủ cả (Giu-đe 3).
A. Những gì mà các sứ đồ tuyên đoán đã xảy ra. Những kẻ nhạo báng gây ảnh hưởng xấu đến sự thông công và đang tìm cách gây chia rẽ (Giu Gd 1:17-19).
B. Hãy tự lập lấy trên nền đức tin rất thánh của mình, và nhơn Đức Thánh Linh mà cầu nguyện, hãy giữ mình trong sự yêu mến Đức Chúa Trời (Giu Gd 1:20, 21).
THẢO LUẬN NHÓM
Thảo luận về ba cách thử nghiệm trước khi một quyển sách được đưa vào trong Tân Ước.
Đặc biệt là những cách thử nghiệm nầy áp dụng như thế nào cho sách Hê-bơ-rơ?
Ba điều Cơ Đốc Nhân không nên làm được đề cập trong HeDt 13:5 là gì?
Theo Gia-cơ chúng ta chứng minh niềm tin của mình như thế nào?
Theo IIPhi 2Pr 1:5-10, những điều giúp các tín hữu khỏi rơi vào chổ sai lầm là gì?
TỰ NGHIÊN CỨU
Tại sao tựa đề những thư tín tổng quát được sử dụng cho tám thư tín cuối cùng trong Tân Ước?
Học HeDt 1:1-3:5 và liệt kê ra những người mà Đấng Christ được so sánh với họ.
Đấng Christ được so sánh với họ như thế nào?
Gia-cơ mô tả đạo thật trong Gia Gc 1:27 như thế nào?
Bạn có thể thực hiện mạng lịnh nầy của Gia-cơ trong cộng đồng Cơ Đốc nơi bạn đang sống như thế nào?
Theo I Giăng, ba cách thử nghiệm mà nhờ đó mà một tín đồ có thể biết họ có sự sống đời đời là gì?