LỜI GIỚI THIỆU
Giống như Rô-ma, I và II Cô-rinh-tô và Ga-la-ti là những thư tín thảo luận về PHÚC ÂM của ân điển. Cả ba thư tín nầy được sứ đồ Phao-lô gởi cho các Hội Thánh ở Hy-lạp vàThổ Nhĩ Kỳ là nơi ông và những người đồng sự bắt đầu truyền giảng. Nan đề trong Hội Thánh đòi hỏi Phao-lô giải bày cho các tín hữu biết nên sống bởi PHÚC ÂM của ân điển trong nhà riêng, trong Hội Thánh và cộng đồng như thế nào. Những vấn đề như thế cũng đòi hỏi Phao-lô tự binh vực mình và binh vực PHÚC ÂM của ân điển.
DÀN Ý BÀI HỌC
- ICÔ-RINH-TÔ: CƠ ĐỐC NHÂN THỰC TẾ SỐNG TRONG XÃ HỘI NGOẠI ĐẠO.
Cô-rinh-tô là một trung tâm thương mại rộng lớn và quan trọng ở phía bắc Hy-lạp. Đây là một thuộc địa của người La-mã, nổi tiếng với nhiều sắc dân với những nền văn hoá khác biệt, là nơi đạo đức suy đồi và đủ mọi tôn giáo. Phao-lô đã rao giảng PHÚC ÂM và thành lập Hội Thánh Cô-rinh-tô trong hành trình truyền giáo lần thứ hai. Ông đã viết ít ra 4 thư tín cho Hội Thánh nầy và đã mấy lần đến thăm họ vì có nhiều nan đề xảy ra ở đó. Nhiều vấn đề được đề cập trong I Cô-rinh-tô. Những vấn đề nầy có thể được tóm tắt bằng những thuật ngữ nói lên bốn vấn đề quan trọng.
A. Sự hiệp một: Theo Đấng Christ không theo con người (ICo1Cr 1:12, 13).
1. Chỉ có một Cứu Chúa bởi huyết Ngài mà chúng ta được cứu rỗi (ICo1Cr 1:22-24).
2. Mỗi sứ giả của Đấng Christ được xem là những người đồng làm việc với Đức Chúa Trời có trọng trách được giao và họ phải hoàn thành tốt công việc đó (ICo1Cr 4:1, 2).
B. Sự thánh khiết: Anh em đã được chuộc bằng giá cao rồi. Vậy, hãy lấy thân thể mình làm sáng danh Đức Chúa Trời (ICo1Cr 6:20).
C. Tình yêu thương: Khi anh em hiệp lại với nhau hãy cùng nhau gây dựng Hội Thánh là thân thể của Đấng Christ (ICo1Cr 12:31, 14:26;).
1. Dự tiệc thánh một cách xứng đáng bằng cách xem xét mối quan hệ của bạn với những anh em trong Đấng Christ (ICo1Cr 11:28-31).
2. Hãy nôn nả tìm kiếm tình yêu thương. Cũng hãy ước ao những ân tứ thiêng liêng để gây dựng thân thể của Đấng Christ (ICo1Cr 13:13, 14:1, 12).
D. Lẽ thật: Tất cả những điều chúng ta tin đặt cơ sở trên sự phục sinh của Đấng Christ. Làm thế nào mà một số người trong các bạn có thể nói rằng không có sự sống lại từ kẻ chết? (ICo1Cr 15:12, 13).
1. Sự phục sinh của Đấng Christ là trái đầu mùa, bảo đảm sự sống lại của chúng ta và là sự chiến thắng tối hậu của Đức Chúa Trời và vương quốc Ngài trên mọi kẻ thù (ICo1Cr 15:22-24).
2. Bởi vì chiến thắng quyết định của Đấng Christ trên sự chết nên mọi công khó của chúng ta trong Đấng Christ không phải là vô ích, vì chúng ta thuộc về phía chiến thắng (ICo1Cr 15:12, 13).
Đây là sự khác biệt giữa Cơ-Đốc giáo và mọi tôn giáo khác. - IICÔ-RINH-TÔ: PHAO-LÔ GIẢI THÍCH VÀ BINH VỰC CHỨC VỤ CỦA ÔNG .
Nhiều người Cô-rinh-tô đã đáp ứng một cách tích cực đối với sự giảng dạy của Phao-lô là một sứ đồ đã ăn năn với sự buồn rầu cách chân thật. Tuy nhiên, một số khác thì không. II Cô-rinh-tô là phản ứng của ông trước phản ứng của người Cô-rinh-tô.
Đây có thể là bức thư thứ tư của Phao-lô viết cho người Cô-rinh-tô.
A. Đời sống thay đổi của anh em là bằng chứng sống nói lên giá trị của sự kêu gọi và chức vụ của tôi là một sứ giả của giao ước mới (IICo 2Cr 3:1, 2).
B. Những sứ đồ thật kinh nghiệm sự chịu khổ vì Đấng Christ. Tôi vui mừng trong sự chịu khổ vì Đấng Christ. Tôi vui mừng trong sự chịu khổ và ngược đãi như thế, vì khi tôi yếu đuối là lúc tôi mạnh mẽ trong quyền năng của Đấng Christ (IICo 2Cr 12:9, 10).
III. GA-LA-TI: PHAO-LÔ BẢO VỆ SỰ KÊU GỌI VÀ BẢO VỆ PHÚC ÂM CỦA ÂN ĐIỂN .
Các Hội Thánh trong tỉnh Ga-la-ti ở phía nam Thổ Nhĩ Kỳ được sáng lập bởi sứ đồ Phao-lô trong hành trình truyền giáo lần thứ nhất của ông. Một số tín hữu người Do Thái đến từ Giê-ru-sa-lem dạy cho các tín hữu dân ngoại ở Ga-la-ti rằng họ phải chịu cắt bì và vâng theo luật pháp để được cứu. Phao-lô viết cho người Ga-la-ti để chống lại sự giảng dạy sai lạc nầy.
A. PHÚC ÂM của ân điển mà Phao-lô rao giảng đến từ chính Đấng Christ, không phải từ Giê-ru-sa-lem (GaGl 1:11, 12).
B. Anh em tín hữu Ga-la-ti đã nhận Đức Thánh Linh bởi đức tin hay bởi luật pháp? Thế thì tại sao anh em không tiếp tục bước đi trong Đức Thánh Linh bởi đức tin ? (GaGl 3:2, 3).
C. Luật pháp không thể cứu anh em, luật pháp chỉ nhấn mạnh đến nhu cầu cứu rỗi qua đức tin trong Đấng Christ (GaGl 3:24, 25).
D. Sự cứu rỗi qua đức tin trong Đấng Christ giải phóng chúng ta để chúng ta hầu việc người khác trong tình yêu thương và cũng để làm trọn điều luật pháp dạy là hãy yêu kẻ lân cận như mình (GaGl 5:13, 14).
E. Những người giảng “Một PHÚC ÂM khác” bị rủa sả; họ trật phần ân điển. “Trái” của sự giảng dạy của họ là các công việc của xác thịt vi phạm chính luật pháp mà họ đòi hỏi phải giữ gìn (GaGl 5:2-4, 18-25).
F. Những người sống bởi đức tin và bước đi bởi Đức Thánh Linh sẽ được phước; họ làm trọn luật pháp (GaGl 5:22, 25).
THẢO LUẬN NHÓM.
Phao-lô đã giải quyết vấn đề thiếu sự hiệp nhất trong Hội Thánh Cô-rinh-tô như thế nào và ngày nay chúng ta giải quyết vấn đề nầy trong Hội Thánh như thế nào?
Chúng ta cần có nhiều giáo phái trong Cơ-đốc giáo không?
Việc có nhiều giáo phái trong Hội Thánh có những thuận lợi và bất lợi nào?
“Ân tứ lớn hơn” trong Hội Thánh hàm ý điều gì và không hàm ý điều gì?
Phao-lô mô tả cái giằm xóc vào thịt của ông như thế nào trong IICo 2Cr 12:10.
TỰ NGHIÊN CỨU
Theo ICo1Cr 6:18-20 Phao-lô dạy các tín hữu điều gì để giải quyết vấn đề bất khiết.
Liệt kê ra bốn từ liên quan đến các vấn đề trong Hội Thánh Cô-rinh-tô và giải thích ngắn gọn Phao-lô đã giải quyết từng vấn đề như thế nào?
Tóm tắt việc Phao-lô binh vực sự kêu gọi của ông và binh vực PHÚC ÂM của ân điển ở Ga-la-ti.
Sự kêu gọi:
PHÚC ÂM của ân điển: