LỜI GIỚI THIỆU
Sau-lơ ở Tạt-sơ, một người Pha-ri-si trước kia đã ngược đãi Hội Thánh, đã cải đạo trong lần gặp gỡ Đấng Christ hằng sống trên đường Đa-mách, Sy-ri. Ngay lập tức ông bắt đầu công bố Chúa Jêsus là đấng Mê-si-a đã được phán hứa, và rao truyền Tin Lành cứu rỗi qua Danh Ngài. Từ lúc ông trở lại đạo, Phao-lô biết rằng ông được chính Chúa ủy nhiệm để không những đem PHÚC ÂM đến cho người Do Thái mà còn cho dân ngoại nữa. Vì thế, ông đã rao giảng PHÚC ÂM khắp vùng phía đông của Địa Trung Hải, đào tạo các môn đệ và thành lập các Hội Thánh. Ông đã viết 9 bức thư cho các Hội Thánh và 4 bức cho giới lãnh đạo đang coi sóc Hội Thánh.
Hầu hết sự giải thích về PHÚC ÂM mà ông rao giảng được tìm thấy trong bức thư dài nhất mà ông viết cho Hội Thánh Rô-ma, một Hội Thánh không có người tiên phong cũng không được thăm viếng. Bởi vì ông tin rằng ông đã rao truyền PHÚC ÂM một cách đầy đủ từ Giê-ru-sa-lem cho đến Illyricum (Albania), nên bây giờ Phao-lô dự định đi về phía tây để cho “Khỏi lập trên nền người khác” (RoRm 15:19, 20). Ông viết cho Hội Thánh Rô-ma để báo trước rằng ông sẽ đến thăm viếng họ trên đường đến Tây-ban-nha. Nhân dịp nầy ông giải bày PHÚC ÂM của ân điển mà ông đã giảng cho người Do Thái và người ngoại trên 20 năm qua trong suốt ba chuyến hành trình truyền giáo của ông.
DÀN Ý BÀI HỌC
- PHÚC ÂM ÂN ĐIỂN ĐƯỢC GIẢI BÀY .
PHÚC ÂM là sự bày tỏ về sự công bình của Đức Chúa Trời (RoRm 1:16-17).
A. Vì mọi người đã phạm tội, thiếu mất sự công bình và vinh hiển của Đức Chúa Trời (RoRm 3:9-19).
1. Dân ngoại đã khước từ lẽ thật của Đức Chúa Trời được bày tỏ trong công trình sáng tạo và lương tâm (RoRm 1:20, 21; 2:12-15).
2. Dân Do Thái đã không vâng giữ lẽ thật của Đức Chúa Trời bày tỏ trong giao ước và các điều răn (RoRm 2:23, 24).
B. Món quà ân điển của Đức Chúa Trời là sự công bình và sự sống qua đức tin trong Chúa Cứu Thế Jêsus cho những ai ăn năn tin nhận Ngài (RoRm 1:16, 17; 3:21-24).
1. Chúa Jêsus đã trả án phạt cho mọi tội lỗi qua sự chết của Ngài trên thập tự giá và qua sự sống lại của Ngài từ kẻ chết (RoRm 3:25, 26).
2. Đức Chúa Trời công bố sự tự do khỏi tội lỗi (xưng công bình) và ban sự sống đời đời cho những người tin sự hy sinh chuộc tội của Đấng Christ (RoRm 3:27-30).
C. Đức Chúa Trời làm nên thánh và công bình (thánh hóa) tất cả những người được Đức Thánh Linh kiểm soát thay vì bị bản tánh tội lỗi kiểm soát (RoRm 8:9-16).
1. Khi chịu báp têm, người tín hữu bị chôn với Đấng Christ trong sự chết và giống như Đấng Christ được sống lại từ kẻ chết để sống một đời sống mới (RoRm 6:3, 4).
2. Người tín hữu không những được giải phóng khỏi sự đoán phạt của tội lỗi mà còn được giải phóng khỏi quyền lực của tội lỗi khi họ vâng phục bước đi theo Thánh Linh của Đức Chúa Trời là Đấng sống trong họ (RoRm 8:1-4). - PHẢN ỨNG ĐỐI VỚI PHÚC ÂM CỦA ÂN ĐIỂN (RoRm 12:1, 2)
A. Việc người Do Thái bài bác PHÚC ÂM có nghĩa là PHÚC ÂM đang được rao giảng và được tiếp nhận giữa vòng dân ngoại. Việc nầy làm cho người Do Thái ghen tị (RoRm 11:11-14).
B. Cuối cùng chúng ta tiếp nhận PHÚC ÂM vì Đức Chúa Trời bày tỏ sự nhơn từ trên hết thảy mọi người (RoRm 11:15, 26, 27, 32).
C. Trong ánh sáng của ân điển Đức Chúa Trời, dầu là người Do Thái hay dân ngoại, tất cả phải sống khác với trước kia . (RoRm 3:8).
Hãy làm vui lòng Đức Chúa Trời, chớ làm vui lòng bạn (RoRm 12:1, 2).
Hãy phục vụ người của Đức Chúa Trời (RoRm 12:13).
Lấy thiện thắng ác (RoRm 12:21).
Vâng phục bậc cầm quyền như những người đầy tớ công bình của Đức Chúa Trời (RoRm 13:1, 2).
5. Chấp nhận những người yếu đuối trong đức tin và lương tâm (RoRm 14:1; 15:7). Đây là Phúc- âm ân điển mà thế giới cần đến. Phúc- âm nầy biến đổi chúng ta từ bên trong ra bên ngoài.
THẢO LUẬN NHÓM
Thảo luận về chiến thuật của Phao-lô thành lập các Hội Thánh và Hội Thánh ngày nay có thể thực hiện chiến thuật nầy như thề nào?
Vì mọi người thiếu mất sự công bình của Đức Chúa Trời trong Rô-ma 1-3, thế thì vào ngày phán xét số phận của những người dân ngoại chết mà không được nghe PHÚC ÂM sẽ như thế nào?
Đối với người tín hữu được thoát khỏi sự đoán phạt và quyền lực của tội lỗi có hàm ý gì?
TỰ NGHIÊN CỨU
Theo bài học này, Phao-lô đã giảng PHÚC ÂM bao nhiêu năm trước khi viết thư Rô-ma?
Đọc Cong Cv 9:1-19, và tóm tắt những điều sau đây qua kinh nghiệm của Phao-lô:
Việc Phao-lô trở lại đạo.
Chức vụ của Phao-lô.
Giải thích chi tiết về PHÚC ÂM ân điển mà Phao-lô đã rao giảng trong sách Rô-ma.
4. Theo Rô-ma 12-15, PHÚC ÂM ân điển tạo ra những tác động nào trong:
a. Đời sống của bạn?
b. Mối quan hệ của bạn đối với tín hữu?
c. Mối quan hệ của bạn với những người chưa tin Chúa?
d. Phản ứng của bạn đối với những người có quyền trên bạn?