LỜI GIỚI THIỆU
Câu chuyện về Chúa Cứu Thế Jêsus của Giăng được viết vào gần cuối thế kỷ thứ nhất, khoảng 20-30 năm sau các sách Tin Lành cộng quan. Thế giới thời ông viết rất khác lạ. Nó chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi triết lý Hy-lạp. Làm thế nào mà Tin Lành của Đấng Mê-si-a của người Do Thái được rao truyền một cách chính xác và đầy đủ cho thế giới không phải là người Do Thái như thế? Vì thế PHÚC ÂM Giăng hoàn toàn khác với các sách PHÚC ÂM cộng quan về bối cảnh, niên đại và nội dung.
DÀN Ý BÀI HỌC
- PHÚC ÂM ĐỘC ĐÁO
Bắt đầu bằng cách độc đáo “Ban đầu có Ngôi Lời. Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời.” (GiGa 1:1)
2. Đối với PHÚC ÂM Giăng cứ mười câu là có chín câu mới và độc đáo.
A. Thính giả của Giăng .
Những người không hiểu về người Do Thái.
Giải thích “Đấng Mê-si-a” là “Đấng Christ “.
Giải thích “Ra-bi ” là “Thầy”.
B. Lời giới thiệu của Giăng : Lời giới thiệu của ông về Đấng Christ khác với những Phúc âm khác.
Lời giới thiệu bắt đầu bằng: “Ban đầu …” (GiGa 1:1).
Nhấn mạnh đặc biệt vào “Lời ” – “Ngôi lời “. Từ “Ngôi lời” được sử dụng vì rằng ngôi lời đã tạo dựng vũ trụ.
Người Hy-lạp có thể hiểu được thuật ngữ của ông. - PHÚC ÂM CỦA NGÔI LỜI
A. Con đời đời của Đức Chúa Trời (GiGa 1:1).
B. Đức Chúa Trời trở thành xác thịt (GiGa 1:14, 18).
C. Giới thiệu của Giăng Báp-típ .
Chiên con của Đức Chúa Trời (GiGa 1:1).
Đấng cất tội lỗi thế gian đi.
Phần giới thiệu độc đáo nầy đã thu hút sự chú ý của người Do Thái.
D. Mục đích của Ngài (GiGa 20:30, 31).
Đây là phần Phúc âm của dấu kỳ phép lạ.
III. PHÚC ÂM CỦA NHỮNG PHÉP LẠ
Giăng chọn bảy phép lạ trong đó có năm phép lạ đặc biệt đối với ông.
A. Những phép lạ kỳ diệu .
1. Hóa nước thành rượu (GiGa 2:11).
a. Mục đích: Bày tỏ sự vinh hiển của Ngài.
b. Kết quả: Các môn đồ tin Ngài.
2. Hoá bánh cho đoàn dân đông (GiGa 6:1-14).
a. Phản ứng: 14, dân chúng tin Ngài là “Đấng tiên tri “.
b. Mục đích: Ngài bày tỏ chính mình Ngài là “Bánh hằng sống “.
Đây là mục đích của phép lạ nhằm tỏ ra Đấng làm phép lạ để chúng ta có thể tin Ngài.
B. Những câu nói ” Ta là” (GiGa 8:58; 14:6;).
1. “Trước khi có Áp-ra-ham, ĐÃ có TA” (8:58;).
Chúa Jêsus công bố Ngài là Đức Chúa Trời, Đấng bày tỏ chính Ngài trong Cựu Ước.
2. “Ta là đường đi, chân lý và sự sống ” (GiGa 14:6).
3. “Ta ở trong Cha ” (GiGa 14:9).
Chúng ta gặp Đức Chúa Trời trong Chúa Cứu Thế Jêsus.
C. Những khẳng định của Đức Chúa Trời (GiGa 5:17, 18, 26, 27, 8:46; 14:9).
1. Chúa Jêsus khẳng định rằng chỉ có Đức Chúa Trời làm được.
2. Ngài tha tội, cứu người chết sống lại, lời Ngài sẽ phán xét con người.
3. Qua các phép lạ, qua sự giảng dạy và những khẳng định của Ngài, chúng ta không thể đi đến kết luận nào khác hơn là Chúa Cứu Thế Jêsus có đầy đủ bản tánh của Đức Chúa Trời.
- PHÚC ÂM TRUYỀN GIÁO .
A. Phúc âm của niềm tin (GiGa 3:16).
B. Mục đích của Phúc âm (GiGa 20:28, 29).
Để chúng ta cúi đầu trước mặt Ngài là Giê-hô-va và là Đức Chúa Trời chúng ta.
Việc hiểu Đức Chúa Trời là ai phải đến từ sự khải thị của Đức Chúa Trời chớ không đến từ lập luận của con người.
C. Chúa Cứu Thế Jêsus là con của ai ?
1. Con Đức Chúa Trời (GiGa 10:24-33).
2. Con của Đa-vít (GiGa 8:40-43).
3. Con người (GiGa 12:32-34).
D. Bốn phản ứng có thể .
1. Chúa Jêsus là truyền thuyết.
Câu chuyện được bịa ra.
2. Chúa Jêsus là người mất trí.
Chắc là Ngài bị quỷ ám.
3. Chúa Jêsus là kẻ nói dối.
Ngài đơn thuần công bố những điều giả dối.
4. Jêsus là Chúa (GiGa 20:28, 29).
Ngài khẳng định Ngài là Đấng tự hữu hằng hữu.
Lý do Giăng viết sách nầy là để chúng ta đặt niềm tin nơi Chúa Cứu Thế Jêsus.
THẢO LUẬN NHÓM
Học các phép lạ kỳ diệu trong Giăng và thảo luận các kết quả và đối phó từng phép lạ.
Áp dụng các kết quả và đáp ứng đối với hoàn cảnh của bạn khi Chúa Jêsus tiếp tục thực hiện các phép lạ trong thế giới ngày nay.
Mục tiêu hoặc mục đích tối hậu của các phép lạ là gì?
Thảo luận bốn phản ứng khả dĩ của con người đối với Chúa Jêsus và vạch trần từng phản ứng trong ba phản ứng.
TỰ NGHIÊN CỨU
Học Phúc âm Giăng và liệt kê những điều dưới đây kèm theo tham khảo.
Bảy phép lạ kỳ diệu của Chúa Jêsus.
Bảy câu nói “Ta là” của Chúa Jêsus.
Viết ra phản ứng của riêng bạn đối với Jêsus là Đấng tự hữu hằng hữu.