LỜI GIỚI THIỆU
Câu chuyện về Chúa Jêsus xảy ra ở một vùng đất nhỏ hẹp nhưng mang tính chiến lược của Y-sơ-ra-ên, vì đó là nơi mà các trục lộ thương mại nối liền ba lục địa: Châu Á, Châu Phi và Châu Âu. Chính nơi đây đã được Đức Chúa Trời lựa chọn để sai Con Ngài khởi đầu giao ước mới, và bày tỏ kế hoạch cứu rỗi cho toàn thể nhân loại. Câu chuyện lạ lùng về “một con người đơn độc” đã làm thay đổi dòng lịch sử được tìm thấy trong bốn sách Tin Lành được viết bởi người thâu thuế Do Thái làm việc cho chính quyền La Mã, bởi một môn đồ người Do Thái, bởi một Bác sĩ dân ngoại và một ngư phủ vùng biển Ga-li-lê.DÀN Ý BÀI HỌC
- MỘT PHÚC ÂM. Đây là câu chuyện kể về những gì Chúa Cứu Thế Jêsus đã nói và làm. A. Lời của Chúa Jêsus (Cong Cv 1:1). Phúc âm của Chúa Jêsus đã được công bố trong nhiều năm trước khi được viết lại. B. Công việc của Chúa Jêsus (ICo1Cr 15:3-8).
- BỐN CHÂN DUNG . A. Một câu chuyện được chọn lọc (GiGa 20:30, 21:25). Đây không phải là tiểu sử nhưng chúng ta phải hiểu rằng đây là một câu chuyện viết về cuộc đời của một người. Chúng ta sẽ biết về : Sự giáng sinh của Đấng Christ. Thời thơ ấu của Ngài. Ba năm cuối của Ngài. Đây không phải là tiểu sử nhưng là chân dung. B. Mục đích cụ thể (GiGa 20:31) tại sao ? Mục đích của tác giả xác địch những gì ông muốn tuyển chọn và những gì ông không muốn đề cập đến. C. Nhấn mạnh đặc biệt (Mac Mc 10:45). Mỗi tác giả của bốn sách PHÚC ÂM dường như có cùng sự nhấn mạnh đặc biệt. Họ tập trung vào sự hi sinh của Chúa Jêsus. Một số người gọi các sách PHÚC ÂM là sự giới thiệu mở rộng câu chuyện về sự chết của Chúa Jêsus. D. Phối cảnh khác nhau (Exe Ed 1:10). Ma-thi-ơ có đặc điểm của một con sư tử và tập trung vào Chúa Jêsus là Vua dân Do Thái. Mác có đặc điểm của một con bò mà chân của một con bò chân dung của Chúa Jêsus là một đầy tớ chịu khổ (Mac Mc 10:45). Lu-ca cung cấp cho chúng ta khía cạnh con người của Chúa Jêsus, Ngài là vị cứu tinh đầy lòng thương xót. Giăng giới thiệu Ngài giống như chim ưng là muốn nói đến sự thần tánh của Ngài. Đây là chân dung bốn mặt của Chúa Jêsus.
- PHÚC ÂM MA-THI-Ơ Có thể Ma-thi-ơ không phải là PHÚC ÂM đầu tiên được viết ra. Nhưng sở dĩ nó được xếp đầu tiên trong các sách Tân Ước bởi vì nó nối kết thật tài tình với Cựu Ước. Đây là PHÚC ÂM tập trung vào Chúa Cứu Thế Jêsus là Đấng hoàn thành niềm hy vọng của dân Y-sơ-ra-ên như thế nào? A. PHÚC ÂM của vì Vua thuộc dòng họ Đa-vít . Sách bắt đầu bằng bảng gia phổ của Đấng Mê-si-a đã được Đức Chúa Trời phán hứa (Mat Mt 1:1). Ngài là người Do Thái và thuộc dòng dõi hoàng tộc. Chúa Jêsus làm ứng nghiệm về Đấng Mê-si-a đến thế gian (Mat Mt 1:21). Hai đoạn đầu tiên ký thuật bảy lời tiên tri đặc biệt của Cựu Ước đã ứng nghiệm trong Chúa Jêsus. B. PHÚC ÂM giảng dạy . 1. Đào tạo các môn đệ: Mục đích và kế hoạch (Mat Mt 28:19-20). Có năm phần giảng dạy trong PHÚC ÂM nầy với cụm từ :”Đức Chúa Jêsus phán những lời ấy xong rồi …” 2. Phần giảng dạy: a. Bài giảng trên núi là tóm lược những gì Chúa Jêsus phán về việc đào tạo các môn đồ. Quyển sách giảng dạy nầy có thể được gọi là sổ tay của môn đồ (Mat Mt 5:19, 20). Có sáu điểm chứng tỏ sự khác biệt giữa cách giảng dạy của giới lãnh đạo tôn giáo và cách giảng dạy của Chúa Jêsus. Chúa Jêsus dạy về sự công bình của tấm lòng. b. Bí ẩn của Nước Đức Chúa Trời (Mat Mt 13:10-11).
- PHÚC ÂM MÁC . A. PHÚC ÂM của người đầy tớ chịu khổ . Nhấn mạnh vào sự chinh phục. Trong Mác không có nhiều lời giảng dạy. Có 19 phép lạ trong Mác. Phân nữa trong số những phép lạ nầy tiêu biểu cho những phép lạ trong cả bốn sách Tin Lành. Tiêu điểm nhằm vào những gì Chúa Jêsus đã làm với Lời, Ngài làm “Ngay tức thì”. 1. Chiến thắng qua sự chịu khổ : mục đích và kế hoạch (Mac Mc 10:45). 2. Bí mật của Đấng Mê-si-a (Mac Mc 1:25, 34, 43, 5:19). Bất cứ nơi nào Chúa Jêsus đến, người ta đều phản ứng với Ngài, hoặc là yêu Ngài hoặc là ghét Ngài. B. PHÚC ÂM của hành động và phản ứng. Vị sứ đồ để lại PHÚC ÂM (IIPhi 2Pr 1:15). Chú trọng vào việc làm của Chúa Jêsus hơn lời của Ngài (19 phép lạ và 4 ngụ ngôn). Phản ứng của các môn đồ, đám đông và giới lãnh đạo tôn giáo (Mac Mc 1:1; 15:38).
- PHÚC ÂM LU-CA A. Phúc âm của Cứu Chúa giàu lòng thương xót. 1. Chúa Jêsus đã sống như một người trong quyền năng của Đức Thánh Linh (LuLc 2:52; 4:14;). 2. Tin Lành là sự vui mừng lớn cho muôn dân (LuLc 2:10-11, 30-32). 3. Tin lành cho “Kẻ nghèo” (LuLc 4:18-19; 19:10). B. Phúc âm của sự chắc chắn : 1. Mô tả theo thứ tự: mục đích và kế hoạch (LuLc 1:3-4). 2. Liên quan đến lịch sử nhân loại (LuLc 2:1-2, 3:1). Đây là ba chân dung của PHÚC ÂM.