LỜI GIỚI THIỆU
Khi tìm hiểu sách Khải-huyền, việc có được một phương pháp thích hợp để học lời Đức Chúa Trời là nhu cầu cấp thiết. Ở đây, khi đọc suốt Kinh Thánh thì có một phương pháp quan trọng được rút ra là “ngay thẳng giảng dạy lời của lẽ thật” (IITi 2Tm 2:15) Chúng ta phải hoàn toàn để cho Kinh Thánh bày tỏ chính nó thay vì chúng ta cố hiểu Kinh thánh theo cảm tính của chúng ta. Điều nầy đòi hỏi chúng ta trả lời bốn câu hỏi quan trọng sau:
1. Đoạn Kinh Thánh nầy nói gì? Chúng ta cần hiểu được những gì mà các tác giả thực sự viết bằng cách đọc đi đọc lại một cách cẩn thận đoạn Kinh Thánh đó.
2. Đoạn Kinh Thánh có nghĩa gì? Chúng ta cần khám phá ý nghĩa thật mà tác giả muốn viết ra trong sự soi sáng của bối cảnh lúc đó.
3. Những gì mà tác giả dạy phù hợp mà phần nào còn lại của Kinh Thánh dạy như thế nào? Chúng ta cần hiểu lẽ thật của đoạn Kinh Thánh trong ánh sáng của toàn thể lời khuyên dạy của Đức Chúa Trời.
4. Lẽ thật nầy áp dụng cho chúng ta ngày nay như thế nào? Chúng ta cần áp dụng những gì mà đoạn Kinh Thánh dạy bằng cách trở thành những người làm theo lời, chớ không phải chỉ là người nghe.
Việc học lời Chúa trực tiếp và mắt thấy tai nghe như thế làm cho lời Chúa trở nên sống động và làm thay đổi cuộc đời của chúng ta. Việc nầy cho phép Đức Thánh Linh sử dụng Lời như gươm hai lưỡi (HeDt 4:12). Hãy để Đức Chúa Trời phán trực tiếp với chúng ta lẽ thật mà Ngài đã định từ ban đầu khi Ngài hà hơi cho tác giả viết ra. Bằng cách nầy Kinh Thánh hoàn thành được mục đích của nó. Kinh Thánh khiến cho chúng ta khôn ngoan để được cứu và trang bị để làm mọi việc lành (IITi 2Tm 3:14-17).
Vì thế, chúng ta hãy để cho sách Khải-huyền phán với chúng ta. Chúng ta hãy cùng lắng nghe sứ điệp như các tín hữu đầu tiên đã lắng nghe khi sứ điệp cho bảy Hội Thánh được công bố. Khi chúng ta làm như thế, sách này chắc hẳn sẽ trở nên “Sự Khải-huyền” thật, “Sự Khải-huyền của Cứu Chúa Jêsus (). Đây là sự Khải-huyền của Chúa Jêsus đã ban cho, là sự mặc khải chính mình Ngài.
Vì những lời làm chứng của mình về Chúa Jêsus, sứ đồ Giăng đã bị lưu dày ở cù lao Bát-mô 35 dặm ngoài khơi bờ biển phía tây bắc Thổ Nhĩ Kỳ. Nhằm vào ngày của Chúa, bởi sự cảm hóa của Đức Thánh Linh, ông đã viết lại những gì ông thấy. Sự khải thị nầy được gởi cho bảy Hội Thánh ở các tỉnh Tiểu Á nơi ông đã coi sóc các Hội Thánh. Căn cứ vào lời nói của Giăng được Đức Thánh Linh cảm hóa trong các đoạn 1, 4, 17 và 21 Chúa Giê-xu đã bày tỏ sự khải thị của Ngài bốn lần (KhKh 1:10, 11a). Đây là sách Khải-huyền tăng tiến dần của Chúa Jêsus.
DÀN Ý BÀI HỌC.
- JÊSUS CHRIST, CHÚA CỦA HỘI THÁNH (đoạn 1-3)
A. Mỗi Hội Thánh đều nghe thấy Sứ điệp của Đấng Christ dành cho mình .
Ai có tai, hãy nghe lời Đức Thánh Linh phán cùng Hội Thánh (KhKh 2:7).
Kẻ nào thắng ta sẽ cho ăn trái cây sự sống trong Ba-ra-đi của Đức Chúa Trời. (KhKh 2:7).
B. Họ đã nghe gì từ Chúa Cứu Thế Jêsus, Chúa của Hội thánh ?
Ê-phê-sô: Trở lại tình yêu ban đầu (KhKh 2:4, 5).
Si-miệc-nơ: Khá giữ trung tín cho đến chết (KhKh 2:10).
Bẹt-găm: Từ chối sự giao hiệp (KhKh 2:14).
Thi-a-ti-rơ: Ăn năn không sống vô đạo đức (KhKh 3:1, 2).
Sạt-đe: Hãy tỉnh thức và sống (KhKh 3:1, 2).
Phi-la-đen-phi: Hãy giữ lấy điều ngươi có (KhKh 3:11).
Lao-đi-xê: Hãy mở cửa; để cho Đấng Christ nhen lại lòng nhiệt thành của ngươi.
C. Tất cả những gì Đấng Christ phán áp dụng cho mọi Hội Thánh trong mọi thời đại nếu Hội Thánh thắng !
Số bảy là biểu tượng của sự trọn vẹn và toàn hảo.
Tên của một loạt các Hội Thánh nói lên vị trí địa dư, chớ không phải là tiên tri. - ĐẤNG CHRIST: CHÚA CỦA LỊCH SỬ (đoạn 4-16).
A. Những gì xảy ra trên trời quyết định những gì xảy ra ở dưới đất .
Gia tăng quy mô thờ phượng Đức Chúa Trời và Chiên con thấy trước về sự công bố trên hoàn vũ của PHÚC ÂM ở trên đất (KhKh 5:13, 7:9, 10).
Sự chết và sự chiến thắng của Chiên Con Đức Chúa Trời khiến cho Ngài có đủ tư cách tháo ấn quyển sách và cai trị như sư tử của chi phái Giu-đa (KhKh 5:5-10).
Việc sa-tan bị thua trận và bị quăng khỏi thiên đàng tạo sự vui mừng lớn trên thiên đàng nhưng gây sự xung đột lớn ở trên đất (KhKh 12:10-12).
B. Giống như những khổ nạn, sự xung đột ở trên đất diển ra trong ba đợt với bảy lần đoán phạt .
Sự đoán phạt công bình của cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời đến trên những dân trên đất là những người có dấu của con thú. Họ được định đưa đến sự ăn năn (KhKh 9:20, 21).
Với những tai vạ ở Ai-cập, dân sự của Đức Chúa Trời được bảo vệ (được đóng ấn). Dầu bị những người không ăn năn ngược đãi, họ vẫn trung tín cho đến chết (KhKh 14:12, 13).
III. CHÚA CỨU THẾ JÊSUS, CHÚA CỦA CÁC CHÚA (17-20).
A. Vương quốc của trần gian trở thành vương quốc của Chúa chúng ta và Đấng Mê-si-a của Ngài (KhKh 11:5).
Ba-by-lôn, vương quốc của sa-tan, sụp đổ (KhKh 18:19-21).
Với các đạo binh của thiên đàng Chúa Cứu Thế Jêsus trở lại làm Vua của muôn vua và Chúa của các chúa, hủy diệt kẻ thù của Ngài (KhKh 19:11-16).
Con thú (Antichrist) và tiên tri giả bị quăng vào hồ lửa (KhKh 19:20).
Sa-tan bị xiềng trong 1000 năm sau đó nó bị ném vào hồ lửa (KhKh 20:7-10).
B. Ngai phán xét trắng lớn xuất hiện .
Mỗi người bị phán xét theo những gì họ đã làm như được ghi trong các sách (KhKh 20:12, 13).
Những người không có tên trong sách sự sống bị ném vào hồ lửa (KhKh 20:14, 15).
- CHÚA CỨU THẾ JÊSUS LÀ CHÚA VÀ ĐỨC CHÚA TRỜI TOÀN NĂNG (21 – 22).
A. Giao ước đời đời được ứng nghiệm trong Giê-ru-sa-lem mới :
Ngài ở giữa loài người và Ngài sẽ sống với họ: Họ sẽ là dân của Ngài và Ngài sẽ là Đức Chúa Trời của họ (KhKh 21:1-3).
Họ sẽ thấy mặt Ngài và Danh Ngài sẽ ở trên trán của họ (KhKh 22:4).
B. Trật tự cũ cùng với sự rủa sả của nó không còn nữa Đức Chúa Trời làm cho mọi sự nên mới .
Trời mới đất mới thay thế trời và đất đầu tiên vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời làm cho mặt trời và mặt trăng không còn cần thiết (KhKh 21:1, 23).
Sẽ không có sự chết cũng không có than khóc, kêu ca hay đau đớn nữa (KhKh 22:1, 2).
Pa-ra-đi là đã được phục hồi. Tất cả các quốc gia có quyền được đến để hưởng cây sự sống (KhKh 22:1, 2).
Dân của Đức Chúa Trời cùng cai trị với Ngài mãi mãi ( KhKh 19:6; 22:5).
KẾT LUẬN
Mọi việc giờ đây được ứng nghiệm trong Giê-ru-sa-lem mới. Những gì Đức Chúa Trời đã định từ ban đầu cho nhân loại, từ lúc khởi đầu trong vườn Ê-đen được hiểu rõ: Mối quan hệ, mối thông công, sự thờ phượng và sự tể trị. Sách Khải-huyền khép lại với lời mời gọi hai lần (KhKh 22:17).
Thánh Linh và vợ mới cùng nói: Hãy đến! Kẻ nào nghe cũng hãy nói rằng hãy đến! Hỡi Chúa Jêsus nguyện xin Chúa đến!
Hãy để cho những kẻ khát, đến và uống nước sự sống cách nhưng không (đang khi vẫn còn thời gian). A-men. Hỡi Chúa Jêsus xin đến mau! Ân điển của Chúa Jêsus ở với dân sự Ngài. A-men (KhKh 22:20, 21).
THẢO LUẬN NHÓM
Xem lại phương pháp học Kinh Thánh thích hợp. Đến với chúng ta ngày hôm nay những hàm ý của phương pháp nầy là gì?
Phương pháp nầy được áp dụng để học sách Khải-huyền như thế nào?
Thảo luận câu nói: “Tôi được Thánh Linh cảm hoá” được Giăng sử dụng bốn lần và điều nầy liên quan như thế nào đến quyền của Chúa Cứu Thế Jêsus?
Chúng ta nên giải thích như thế nào về sứ điệp của Chúa Jêsus gởi cho bảy Hội Thánh ở Tiểu Á.
Đóng “Ấn” trong KhKh 7:4
Ấn là gì? (Eph Ep 1:13).
Ai là những người được đóng ấn (RoRm 8:9; KhKh 14:1-5).
Chúng ta nên đáp ứng như thế nào với lời mời hai lần để kết thúc sách Khải-huyền?
TỰ NGHIÊN CỨU
Viết ra mục đích của Kinh Thánh bằng ngôn từ của riêng bạn.
Điều nầy được áp dụng để học sách Khải-huyền như thế nào?
Từ “Khải-huyền” trong sách nầy hàm ý gì?
Liệt kê ra bảy Hội Thánh và sứ điệp mà Chúa Cứu Thế Jêsus gởi cho từng Hội Thánh. Những sứ điệp nầy có áp dụng cho các Hội Thánh ngày nay không?
Học Khải-huyền 19 và 20 và liệt kê các biến cố sẽ đưa thời kỳ nầy đến chỗ chung kết.
Theo sách Khải-huyền đầu tiên Đức Chúa Trời đã sự kiến những gì để cho loài người hiểu biết đầy đủ về thời kỳ mới phát triển?