LỜI GIỚI THIỆU
PHÚC ÂM của ân điển là Tin Lành cho tất cả những ai nhận thức họ đang chết mất một cách vô vọng trong tội lỗi và để trở nên công chính trước mặt Đức Chúa Trời họ phải cần đến một Cứu Chúa. Nhưng hệ thống công bình do con người lập ra, dầu mang màu sắc tôn giáo hay không, đều căn cứ trên niềm kiêu hãnh của sự thành đạt. Vì thế họ là kẻ thù lớn nhất của PHÚC ÂM ân điển. Con người không dễ gì từ bỏ sự nhờ cậy nơi chính bản thân họ. Họ thấy khó mà ăn năn một cách khiêm nhường và công nhận họ là một tội nhân không thể tự cứu lấy mình. Vì thế họ cố gắng, một cách ý thức hoặc vô ý thức, dập tắt ánh sáng của PHÚC ÂM để chân tướng của họ không bị lộ diện – Những tội nhân kiêu ngạo khước từ sự công chính được ban cho bởi ân điển của Đức Chúa Trời vì ưa thích sự công bình riêng của họ. Dầu thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời họ vẫn khăng khăng cố chấp và ngạo mạn cho rằng đường lối của họ cao hơn đường lối của Đức Chúa Trời.
Chính những tín đồ sùng bái sự công bình riêng thường xuyên chống đối Phao-lô và sứ điệp của ông. Cuối cùng họ đã thành công trong việc bắt và giam giữ Phao-lô tại Giê-ru-sa-lem. Vì tính mạng của ông bị đe dọa vì thế ông kêu nài phải xét xử vụ án của ông trước hoàng đế La Mã, ông có quyền như thế vì ông là công dân La Mã. Trong lúc chờ đợi để xét xử, ông đã viết bốn thư tín cho các tín hữu Ê-phê-sô, Phi-líp, Cô-lô-se và Phi-lê-môn. Trong từng trường hợp việc viết thơ tín được thúc đẩy bởi những lần tiếp xúc riêng của Phao-lô với các tín hữu ở Hy-lạp và phía tây Thổ Nhĩ Kỳ.
DÀN Ý BÀI HỌC.
- Ê-PHÊ-SÔ: TRONG ĐẤNG CHRIST MỌI TÍN HỮU LÀ MỘT .
Phao-lô rao giảng PHÚC ÂM và bắt đầu ở Hội Thánh Ê-phê-sô ở phía tây Thổ Nhĩ Kỳ trong hành trình truyền giáo lần thứ ba của ông. Ông trải qua hai năm ở Ê-phê-sô để rao giảng. Kết quả là Hội Thánh Ê-phê-sô trở thành trung tâm truyền giáo, từ đó PHÚC ÂM được loan truyền khắp các tỉnh của vùng Tiểu Á. Nhiều Hội Thánh được thành lập, bao gồm bảy Hội Thánh được nói đến trong Khải-huyền. Đúng như Phao-lô dự định, thư của ông không những được Hội Thánh Ê-phê-sô đọc mà còn được các Hội Thánh khắp trong tỉnh đọc.
A. Trong Đấng Christ mọi tín hữu nhận được mọi phước hạnh thiêng liêng kể cả sự hiệp một để vượt qua mọi trở ngại (Eph Ep 2:13-16).
B. Hội Thánh là sự bày tỏ về sự hiệp nhất tối hậu đặc trưng cho thời kỳ viên mãn khi tất cả được hiệp một trong Đấng Christ (Eph Ep 1:9, 10).
C. Vì thế người tín hữu phải sống cuộc đời thánh khiết, yêu thương và phục vụ để nói lên sự hiệp một bởi Đức Thánh Linh vừa trong Hội Thánh vừa trong gia đình của họ (Eph Ep 4:1-3). - PHI-LÍP: VUI MỪNG TRONG CHÚA LUÔN LUÔN .
Để đáp lại khải tượng của một người đàn ông Ma-xê-đoan kêu gọi sự giúp đỡ, Phao-lô đã rao giảng PHÚC ÂM và thành lập Hội Thánh Phi-líp thuộc địa của đế quốc La Mã nằm phía bắc Hy Lạp trong hành trình truyền giáo lần thứ hai. Hội Thánh Phi-líp chân thành hỗ trợ Phao-lô bằng những của dâng và đã phái một người trong Hội Thánh là Ép-ba-phô-đích là người đã bị bịnh nặng và suýt chết khi chăm sóc cho Phao-lô tại La Mã.
A. Phao-lô vui mừng vì việc ông bị giam giữ là sự tấn tới cho đạo Tin Lành.
B. Phao-lô khích lệ các tín hữu Phi-líp giữ vững tinh thần để đương đầu với sự chống đối tương tự như những gì mà ông đã từng trải (Phi Pl 1:27-30).
C. Tinh thần khiêm nhường của Đấng Christ là gương cho chúng ta noi theo khi chúng ta tìm hiểu Ngài trong quyền năng của sự sống lại cũng như thông công trong sự chịu khổ của Ngài (Phi Pl 2:4, 5).
D. Vui mừng trong Chúa cho dù mọi sự như thế nào. Đừng lo lắng, nhưng hãy cầu nguyện với sự tạ ơn và sự bình an của Đức Chúa Trời sẽ gìn giữ anh em (Phi Pl 4:4-7). - CÔ-LÔ-SE: CHÚA CỨU THẾ JÊSUS LÀ TẤT CẢ NHỮNG GÌ ANH EM CẦN .
Phao-lô không sáng lập cũng không thăm viếng Hội Thánh Cô-lô-se ở cách 100 dặm về phía đông của Ê-phê-sô. Hội Thánh được bắt đầu bởi Ê-pháp-ra, một người Cô-lô-se trở lại đạo qua chức vụ của Phao-lô ở Ê-phê-sô. Là người cộng sự , Ê-pháp-ra đã đến La Mã và chia xẻ với Phao-lô về Hội Thánh Cô-lô-se. Phao-lô viết thư nầy để khích lệ và giúp các tín hữu Cô-lô-se hiểu và kinh nghiệm được sự đầy đủ mà họ có trong Đấng Christ. Triết học, luật lệ trong tôn giáo và sự thờ lạy thiên sứ là không cần thiết.
A. Sự trọn vẹn của Đức Chúa Trời được bày tỏ trong Đấng Christ bởi vì Ngài sanh ra đầu tiên trước sáng thế lẫn Hội Thánh. Vì thế, trong mọi vật Ngài ngự chỗ tối cao (CoCl 1:15-19).
B. Bởi vì sự trọn vẹn của Đức Chúa Trời ở trong Đấng Christ, người tín hữu không cần điều gì khác ngoài những gì mà họ có trong Ngài để sống một cuộc đời mới cách trọn vẹn (CoCl 2:9, 10).
III. PHI-LÊ-MÔN: CHẾ ĐỘ NÔ LỆ ĐƯỢC THAY ĐỔI TRONG ĐẤNG CHRIST .
Số nô lệ trong nhà riêng hoặc nơi công cộng lên tới một phần ba dân số trong các thành phố của đế quốc La Mã. Trong cộng đồng của những người tin Chúa chế độ nô lệ trở thành vô nghĩa vì chủ và nô lệ trở thành một trong Đấng Christ. Ô-nê-sim là một người nô-lệ trốn chạy khỏi nhà chủ là Phi-lê-môn, ông sống ở phía tây Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên Phao-lô đã dắt dẫn Ô-nê-sim đến với Đấng Christ. Giờ đây, ông được sai trở lại với chủ của ông là người mà Phao-lô đã đưa đến với Đấng Christ mấy năm về trước. Ô-nê-sim mang theo bức thơ “Thuyết phục một cách thân tình” từ Phao-lô. Thư gởi cho Phi-lê-môn và Hội Thánh nhóm trong nhà ông khích lệ ông tiếp nhận trở lại người nô lệ đã trốn như là một anh em trong Đấng Christ (Phil Plm 1:10, 11).
Xin lắng nghe lời nói của Phao-lô trong câu Phil Plm 1:10, 11, 17.
Chính quyền năng biến đổi của PHÚC ÂM, cuối cùng đã đưa chế độ nô lệ trong đế quốc La- mã đến chỗ kết thúc.
THẢO LUẬN NHÓM.
Thảo luận bảy điều ràng buộc các tín hữu lại với nhau trong Đấng Christ được liệt kê trong Eph Ep 4:1-6.
Tại sao Phao-lô lại kết hợp sự phục vụ các tín hữu trong nhà riêng với cuộc chiến thuộc linh trong Ê-phê-sô?
Tại sao tín hữu nên vui mừng trong mọi cảnh ngộ?
Theo CoCl 3:1-4:1 những hàm ý về cuộc sống mới đối với người tín hữu là gì?
TỰ NGHIÊN CỨU
Học Eph Ep 1:3-2:16 và liệt kê ra ít nhất sáu điều mà người tín hữu được ban phước trong Đấng Christ.
Học Cong Cv 16:1-40 và giải thích ngắn gọn Hội Thánh Phi-líp được thành lập như thế nào?
Tại sao Phao-lô viết thư tín cho các tín hữu Cô-lô-se?