LỜI GIỚI THIỆU
Trong phần này chúng ta sẽ khám phá ra sự đáp ứng phải lẽ của chúng ta là những người tin Chúa đối với Chúa nên như thế nào? Chúng ta phải cư xử thế nào trong suốt buổi thờ phượng? Chúng ta nên có thái độ như thế nào? Trách nhiệm của chúng ta là những người thờ phượng trước Đấng Tạo Hóa như thế nào? Trong chúng ta có một vài người không nhận ra rằng Chúa mong muốn ở chúng ta những biểu hiện nào đó trong suốt buổi thờ phượng. Chúng ta có phải là người vô trách nhiệm không? Nếu chúng ta là người có trách nhiệm thì chúng ta nên làm gì?
DÀN Ý BÀI HỌC
- NỀN TẢNG CỦA SỰ THỜ PHƯỢNG
Sự thờ phượng của chúng ta nhằm làm đẹp lòng Chúa
1. IICo 2Cr 5:9 “…Cũng làm hết sức để được đẹp lòng Chúa.”
2. IICo 2Cr 5:15 “…Hầu cho những kẻ còn sống không vì chính mình mà sống nữa nhưng sống vì Đấng đã chết và sống lại cho mình”
Trách nhiệm của chúng ta là đáp ứng
Nếu Chúa bày tỏ một điều gì đó cho chúng ta, chúng ta cần đáp ứng lại với Chúa trong sự thờ phượng. Ngài đã phó mạng sống cho chúng ta để chúng ta được sống. Điều đó quan trọng thế nào đối với chúng ta?
Đáp ứng lại đó là một đòi hỏi. Ngài mong muốn chúng ta thờ phượng Ngài một cách đầy yêu mến.
Thờ phượng là một mối tương giao
Cách thức và thái độ trong lúc thờ phượng là rất quan trọng, đó là điều cần thiết và là một sự đòi hỏi trong mối tương giao của chúng ta với Chúa. Thờ phượng không phải là sở thích, mặc dù chúng ta có quyền chọn lựa để phục vụ Chúa hay không. Nếu chúng ta yêu Chúa, chúng ta sẽ thờ phượng Ngài.
Thờ phượng không phải là điều chúng ta muốn là hay không cũng được bởi hai lý do cơ bản. Ngài đã dựng nên chúng ta – Là tạo vật của Ngài, chúng ta phải thờ phượng Ngài. Ngài đã chết cho chúng ta – Là Đấng Cứu Chuộc chúng ta, Ngài xứng đáng với sự thờ phượng của chúng ta. - CHÚA MONG MUỐN CÓ SỰ THỜ PHƯỢNG THÂN MẬT
Người thờ phượng phải có tình yêu thánh khiết đối với Chúa Jêsus
Chúa mong muốn chúng ta có một tình yêu thánh khiết đối với Ngài. Làm sao chúng ta có thể nuôi dưỡng một sự thân mật và gần gũi với Chúa? Chúng ta hãy xem xét cách làm sao để phát huy mối quan hệ thật cởi mở và riêng tư với Đấng mà chúng ta vô cùng kính yêu.
Đó là điều cần thiết duy nhất (LuLc 10:38-42)
Tương giao thân mật với Chúa là điều quan trọng hàng đầu
Phải có sự tương giao mật thiết với Chúa trong cuộc sống của chúng ta trước khi chúng ta bước vào công việc (Nha Dc 1:4).
Nếu chúng ta được kéo đến gần Chúa trong lúc thờ phượng, thì chúng ta có thể chạy đi với Chúa trong công việc của chúng ta. Chúng ta cần được kéo đến gần Ngài như những người thờ phượng thân mật.
Chúng ta được dạy dỗ để phục vụ Chúa. Chúng ta không thể truyền giảng, dạy dỗ hay làm chứng trước khi thờ phượng Chúa.
Khi chúng ta càng gần giũi Chúa, chúng ta sẽ cảm nhận được sự hiện diện của Chúa trong tấm lòng, tính cách và hành vi của chúng ta. Từ đó chúng ta giống Chúa hơn, và chúng ta ngày càng có những điều mà Chúa mong muốn chúng ta đạt được.
LuLc 10:38-42
Ma-ry và Ma-thê sống tại Bê-tha-ni với người anh là La-xa-rơ. Họ cung cấp cho Chúa Jêsus những vật thực cần dùng.
Ma-thê là người chị lớn trong nhà, cô lo toan mọi công việc, nhu cầu cho gia đình. Cô ta là con người thực tế và thiên nhiên.
Ma-ry là người mà sau cái chết của La-xa-rơ một vài ngày đã xức chơn Chúa bằng dầu thơm quí giá và lau chơn Chúa bằng tóc của mình.
Chúa Jêsus đang trong năm thứ ba chức vụ của Ngài. Đây là năm bị chống đối. Chúa đang ở cách Giê-ru-sa-lem 2 dặm. Chúa sẽ bị giết trong vòng 6 tháng nữa.
Nhiều khía cạnh đáng lưu ý trong sự tương giao mật thiết.
Tương giao mật thiết quan trọng hơn công việc và sự phục vụ chúng ta.
Ma-ry đã chọn điều tốt hơn.
Chúa Jêsus xem việc phục vụ Ngài là vấn đề làm xao lãng đi sự thờ phượng Ngài.
Công việc và các hoạt động chính là kẻ thù của sự thân mật.
Tương giao mật thiết là một sự chọn lựa chúng ta phải làm.
Bạn không bị lôi kéo vào trong mối tương giao mật thiết này. Đó là sự lựa chọn.
Ma-ry và Ma-thê là chị em (có cùng bối cảnh). Mary đã chọn lựa để được gần Chúa hơn.
Mối tương giao mật thiết xóa bỏ lo âu
Nếu bạn là Ma-thê, bạn đang lo âu hay nghi ngờ về rất nhiều điều.
Dành thời gian đến với Chúa, đem đến bình an và yên nghỉ. Bên Chúa, mọi điều sẽ được ổn thỏa.
Mối tương giao mật thiết khiến Chúa Jêsus tìm kiếm chúng ta.
Khi chúng ta tìm kiếm Chúa trong sự thờ phượng, Ngài sẽ đến với chúng ta.
Chúa không có những “người được yêu thích” nhưng có những “người bạn thân mật”.
Những ai thiếu vắng sự thân mật sẽ
Có một tâm linh phàn nàn (Thưa Chúa, Chúa không quan tâm sao?)
Thiếu lòng kính trọng đối với uy quyền của Chúa (Ma-thê đã trách Chúa).
Có một tâm linh ích kỷ (Em tôi đã để cho tôi làm những công việc đó).
Đòi hỏi (Hãy bảo nó. Ma-thê đã đòi hỏi Chúa).
Chú tâm vào những điều khác thay vì mối tương giao.
Thuộc lệ vào những cảm xúc lúc lên lúc xuống.
a. Ma-thê đã mời Chúa vào nhà, sau đó trách Ngài.
b. GiGa 11:21, 22 “ Ma-thê thưa cùng Đức Chúa Jêsus rằng: Lạy Chúa, nếu Chúa có đây, thì anh tôi không chết; mà bây giờ tôi cũng biết mọi điều Ngài sẽ xin Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời ắt ban cho”
Một vài điều phải xuất hiện để phát huy được mối tương giao mật thiết với Chúa – nhưng sẽ không có
1. Nhận viết Đấng Christ
Chúa đến nhà Ma-thê. Ma-thê gọi Ngài là Chúa.
b. Mat Mt 7:22-23 “Ngày đó, sẽ có nhiều người thưa cùng Ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, chúng tôi chẳng từng nhơn danh Chúa mà nói tiên tri sao? Nhơn danh Chúa mà trừ quỷ sao? Và lại nhơn danh Chúa mà làm nhiều phép lạ sao? Khi ấy ta sẽ phán rõ ràng cùng họ rằng: Hỡi kẻ làm gian ác, Ta chẳng biết các ngươi bao giờ, hãy lui ra khỏi Ta”
2. Hoạt động về Chúa – Hãy lui ra khỏi ta…
Thắc mắc Chúa-Thưa Chúa, Chúa sẽ….
Có những điều sẽ phát huy mối tương giao mật thiết với Chúa.
Gần gũi với Chúa
Sự gần gũi của Ma-ry với Chúa Jêsus. Ma-ry ngồi dưới chơn Chúa. Có thể Ma-ry đang quì.
Đến gần bên Chúa để phát huy mối tương giao mật thiết với Ngài. Hãy dành thời gian cho Chúa.
Chuyên tâm tập trung trong mối tương giao
Sự tương giao đơn sơ cởi mở là chìa khóa của tình cảm cũng như sự gần gũi.
Mary chăm chú lắng nghe những gì Chúa phán.
III. CHÚA MONG MUỐN CHÚNG TA THỜ PHƯỢNG VỚI CẢ TẤM LÒNG
Sự nhiệt thành thuộc linh
Chúa yêu thích sự nhiệt thành cao độ trong sự ngợi khen và lời cầu nguyện. Ngài muốn chúng ta phải rộng lượng trong sự dâng hiến, nhiệt thành trong niềm tin, dồi dào trong sự thờ phượng, giàu có trong sự yêu thương và có những xúc cảm mạnh mẽ trong lời cầu nguyện của chúng ta.
Chúa muốn chúng ta phải hết lòng: bày tỏ hết những gì trong đời sống chúng ta có.“Vả, hoặc chúng tôi cuồng, ẤY LÀ VÌ ĐỨC CHÚA TRỜI; hoặc chúng tôi dè giữ, ấy là vì anh em, vì tình yêu thương của Đấng Christ cảm động chúng tôi” IICo 2Cr 5:13, 14
Thờ phượng hết lòng: Có tám từ
Là tột bực (Extreme)
KhKh 3:15, 16.
LuLc 10:27.
ISu1Sb 16:23-37.
(Thi Tv 150:2).
Có sự giới hạn hay điểm tột cùng đối với sự hết lòng của chúng ta hay không?
Có những điểm mốc nào trong đó hay không?
Đòi hỏi phải có cảm xúc (Emotion )
LuLc 10:27.
Thi Tv 103:1.
Chúng ta có còn giữ lại bất cứ điều gì trong sự thờ phượng Chúa không?
Chúng ta có trong sáng và chân thật không? (EsIs 56:7)
Chúa hài lòng về những cảm xúc, tình cảm và sự nhiệt thành của chúng ta. Chúa làm cho chúng ta bộc lộ những cảm xúc mạnh mẽ đó. Nó là phản ứng tự nhiên đối với những gì xảy đến trong cuộc sống của chúng ta.
Đòi hỏi sự thích thú (Excitement )
“Halellujah”- đó là lời thốt ra một cách tự phát của một người cảm kích Chúa. “Hallelujah”- để khoe khoang, say mê, chúc tụng, cuồng nhiệt, tạo nên một cuộc trình diễn. Từ này thường được dùng như sự đáp ứng một cách đặc biệt của Sự Thích Thú, Cao Hứng, Hân Hoan Tột Cùng.
KhKh 19:1-3.
Đòi hỏi sự tán tụng (Exclaiming )
KhKh 4:11.
ITi1Tm 1:17.
(ISu1Sb 29:10-13)
5. Đòi hỏi sự Nỗ Lực (Effort )
Thi Tv 100:4 “Hãy cảm tạ mà vào các cửa Ngài, hãy ngợi khen mà vào hành lang Ngài” . Từ “cảm tạ” nói đến những hành động, không phải sự thụ động. Nó đòi hỏi sự tác động. Chúng ta phải vận động trước.
Thi Tv 117:1 “Hỡi các dân, khá ca tụng (shabach) Ngài” “Shabach”- vui mừng khen ngợi, lớn tiếng tôn thờ, lớn tiếng rao ra sự vinh quang, chiến thắng, quyền năng, khoan dung và tình yêu của Chúa. Chúa muốn chúng ta “sử dụng” chính chúng ta và thể hiện sự cao hứng.
c. Thi Tv 100:2 “Hãy hát xướng mà đến trước mặt Ngài”
d. ISu1Sb 16:9-11.
e. Gia Gc 4:8 “Hãy đến gần Đức Chúa Trời, thì Ngài sẽ đến gần anh em” .
f. Phải cố gắng để đến gần Ngài – Ngài ẩn giấu chính Ngài để cho những người thật sự muốn có mối tương giao với Ngài sẽ được kéo đến gần Ngài. Chính chúng ta phải nổ lực trước.
g. ISu1Sb 13:8 “Đa-vít và cả Y-sơ-ra-ên đều hết sức vui chơi trước mặt Đức Chúa Trời, xướng ca, dùng đờn cầm, đờn sắt, trống nhỏ, chập chỏa, và kèn mà vui mừng” .
6. Đòi hỏi tấm gương (Example )
Chúa Jêsus là tấm gương thờ phượng hoàn hảo và là người hướng dẫn chúng ta trong sự thờ phượng
i. LuLc 10:21 “Cũng giờ đó, Đức Chúa Jêsus nức lòng bởi Đức Thánh Linh”
ii. “Nức lòng” 21 agalliao (ag-al-lec-ah-o), từ agan (nhiều) và 242; chính xác, nhảy múa vì vui mừng; KJV – vui mừng (quá vui), nức lòng.
iii. Chúa Jêsus biểu hiện cảm xúc hào hứng và vui sướng một cách mãnh liệt.
Đa-vít là một gương mẫu trong Cựu Ước về người thờ phượng hết lòng.
i. IISa 2Sm 6:13-16 (nên đọc hết) “Đa-vít mặc áo ê-phót vải gai, nhảy múa hết sức tại trước mặt Đức Giê-hô-va. Ấy Đa-vít và cả nhà Y-sơ-ra-ên lấy tiếng vui mừng và tiếng kèn thổi mà thỉnh hòm của Đức Giê-hô-va lên là như vậy”
ii. Thi Tv 27:6 “…trong trại Ngài, tôi sẽ dâng của lễ bằng sự Reo La Vui Vẻ. Tôi sẽ hát mừng và ca tụng Đức Giê-hô-va”
7. Trông đợi Ngài
a. Thi Tv 42:5
b. HeDt 11:6
8. Trở nên rộng rãi (Extravagant )
Mat Mt 26:6-13.
Mat Mt 21:8.
IISa 2Sm 24:24.
ISu1Sb 29:1-2.
Đừng ích kỷ trong sự thờ phượng. Đừng ngăn chặn tình cảm của bạn hay giấu giếm sự biểu lộ cảm xúc. Hãy thể hiện sự thoải mái trước mặt Chúa.
- CHÚNG TA ĐÃ QUYẾT ĐỊNH ĐÁP ỨNG NHƯ THẾ NÀO?
Chúng ta quan tâm tới những gì?
Có phải chúng ta quan tâm về chính mình và cách mà chúng ta đến với người khác hơn là cách mà chúng ta đến với Chúa? Nếu chúng ta như vậy, hãy đặt chính chính chúng ta trước Chúa.
Rất dễ dàng để bước đi trên con đường ít có trở ngại trong sự ngợi khen và cầu nguyện, và làm những điều mà xác thịt mình muốn.
Sự thờ phượng chân thật đòi hỏi những gì?
Nó đòi hỏi sự nỗ lực, cảm xúc, thích thú, chúc tụng, rộng rãi, hi vọng, trở nên gương mẫu. Hãy từ bỏ chính mình và thờ phượng Chúa bằng trong tâm linh (con người, lý trí) và tấm lòng chân thật (thực tế, rõ ràng và không che dấu).
Có phải chúng ta đang che giấu, lo sợ để lộ cảm xúc của chúng ta? Có phải chúng ta đang lo ngại không dám vui hưởng những cảm xúc đến từ sự hiện diện của Chúa?
Chúng ta không còn cảm thấy mặc cảm tội lỗi trong việc cảm nhận sự khoái lạc (ngây ngất và cảm động) trong sự hiện diện của Ngài.
Để cảm xúc của chúng ta tạo nên niềm tin là sai thần học của chúng ta, nhưng để niềm tin tác động đến tâm hồn những cảm xúc của chúng ta là cách mà Chúa đã dựng trên chúng ta.
Thi Tv 27:8 “ Khi Chúa phán rằng: Các ngươi hãy tìm mặt Ta, thì lòng tôi thưa cùng Chúa rằng: Đức Giê Hô va ôi, tôi sẽ tìm kiếm, cầu hỏi mặt Ngài”
THẢO LUẬN NHÓM
Tạo những nhóm nhỏ 3-4 người và thảo luận bài học này
Làm sao chúng ta có thể phát huy mối tương giao mật thiết với Chúa Jêsus Christ? LuLc 10:38-42.
Sự thờ phượng Chúa hết lòng có nghĩa gì?
Điều gì là sự kết nối giữa sự thờ phượng và dâng hiến “rộng rãi”? (Mat Mt 26:6-13).
Hãy cầu nguyện xin Đức Thánh Linh ban cho mỗi chúng ta có một thái độ đúng đắn trong sự ngợi khen và thờ phượng.
TỰ NGHIÊN CỨU
Yêu cầu đầu tiên mà chúng ta phải có để thờ phượng Chúa là gì?
Diễn tả hai lý do tại sao chúng ta phải thờ phượng Chúa?
Liệt kê tám điều liên quan đến sự thờ phượng hết lòng?
Đọc IISa 2Sm 6:1-23 – Trong đoạn này, Đa-vít đã để lại cho chúng ta một gương về cách thức thờ phượng hết lòng như thế nào?
NGỢI KHEN & THỜ PHƯỢNG